Dragon Park
Nơi đây xứng đáng là thiên đường vui chơi, dành cho những bạn trẻ. Nếu bạn đi đông người, ưa vui chơi, khám phá và muốn thử qua cảm giác mạnh thì Dragon Park sẽ rất thích hợp đây. Đảm bảo là vui chơi đã đời không thua kém bất kỳ công viên giải trí nào đâu nhé! Tại đây có tới hơn 30 trò chơi đủ các thể loại, từ siêu mạo hiểm, mang đến cảm giác được chinh phục rất đã cho đến những trò chơi đã quen thuộc và gắn liền tuổi thơ.
Dragon Park nằm trong tổ hợp vui chơi giải trí Sunword Hạ Long Park. Phải nói đây là công viên giải trí đẳng cấp Quốc tế với rất nhiều trò chơi cảm giác mạnh mới lạ, hấp dẫn chưa từng có ở Việt Nam và đã được kiểm tra rất chặt chẽ về đồ an toàn. Nên các bạn yên tâm mà thử sức nhé.
Giá vé vào cổng trong dịp khai trương là 300k/người (giá vé áp dụng đến 5/3/2017) các bạn sẽ được tự do tham quan khu Dragon Park cũng như chơi đi chơi lại gần 20 trò chơi ở đó. Chỉ sợ các bạn không đủ sức để chiến với nó thôi.
Cáp treo Nữ hoàng
Được thực hiện với sự tư vấn, thiết kế của các hãng cáp treo lừng danh thế giới Doppelmayr (Áo) và Garaventa (Thụy Sỹ), Cáp treo Nữ Hoàng có chiều dài 2,222 km, gồm 2 trụ cáp. Không giống với các hệ thống cáp treo khác, cáp treo Nữ hoàng chỉ gồm 2 cabin, công suất vận chuyển khoảng 2.000 khách/h. Cáp treo Nữ hoàng băng qua cửa ngõ Vịnh Cửa Lục, nối liền từ bờ biển Bãi Cháy tới núi Ba Đèo (Hòn Gai – Thành phố Hạ Long), mở ra cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú của di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long từ trên cao.
Không cần nói cũng biết, nhìn toàn bộ thành phố từ trên cao là một điều tuyệt vời cỡ nào. Nếu là buổi sáng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh sự hoạt náo, sống động của Hạ Long. Nếu là ban đêm đó sẽ là cả một bức tranh sơn dầu với tông chủ đạo là màu tối và bất trên đó là những tia sáng chiêu rực lung linh tù các hàng quán, tòa nhà khách sạn, đèn đường.
Nằm trên đỉnh đồi Ba Đèo, Vòng quay Mặt trời là vòng quay lớn thứ hai Việt Nam và cũng là một trong những vòng quay lớn hàng đầu thế giới. Tại đây, bạn sẽ được ngắm vịnh Hạ Long từ độ cao 215m so với mực nước biển cơ đấy!
Chùa Ba Vàng
Nằm trên lưng chừng núi Thành Đẳng, chùa còn có tên gọi là Bảo Quang Tự, tên dân gian thường gọi là Ba Vàng. Chùa Ba Vàng với quần thể kiến trúc hiện đại, qua 4 lần trùng tu, tôn tạo và gắn liền với nhiều câu chuyện kỳ lạ, khá huyền bí mang cả yếu tố tâm linh. Một quần thể kiến trúc rộng hút tầm mắt, ngôi chùa trên núi hiện ra trong thanh bình nhưng cũng rất quy mô.
Quan sát bao quát trước cổng Tam Quan chùa Ba Vàng là non xanh bao quanh nhà chùa với những triền núi đá tự nhiên xa xa, cỏ cây, hoa lá xanh mướt ngút ngàn tạo cảm giác thanh mát, nhẹ nhàng. Từ sắc đá núi, từ những mảng màu của thời gian mang đặc trưng nơi chốn cửa Phật.
Đêm đến, ngôi chùa được thắp sáng tạo nên một khung cảnh vô cùng thoát tục như chốn bồng lai tiên cảnh. Chùa nằm ở độ cao 340m trên một vị trí rất đẹp ở phía Tây thành phố Uông Bí, phía trước là Bạch Đằng giang uốn lượn, xa xa là thành phố cảng Hải Phòng, hút tầm mắt là biển Đồ Sơn với muôn trùng sóng vỗ. Bên trái là những dãy núi Thanh Long trùng điệp chầu về, bên phải là những dãy núi Bạch Hổ hùng vĩ phục xuống.
Khu di tích Yên Tử
Hạ Long không chỉ có biển. Nếu muốn đi chùa lễ phật thì du khách hãy ghé khu di tích Yên Tử. Đây là một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vật thiên nhiên, nằm rải rác từ dốc Đỏ đến núi Yên Tử theo chiều cao dần.
Nơi đây có tổng diện tích tự nhiên khoảng 2686ha, bao gồm 1736ha rừng tự nhiên, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng Đông Bắc, nơi còn bảo tồn được nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm... Xen kẽ với thiên nhiên là hệ thống chùa, am, tháp… Ven lối dẫn lên các chùa, am, tháp thường trồng rất nhiều tùng. Ngày nay, trong khu vực này còn khoảng hơn 200 cây tùng đại thụ, thuộc 4 nhóm quý hiếm, được trồng cách đây khoảng 700 năm. Ngoài đường tùng cổ thụ, rừng trúc ở đây cũng nổi tiếng từ ngàn xưa... Trúc là sản phẩm độc đáo của Yên Tử, tượng trưng cho sức sống dẻo dai, vẻ đẹp thanh bạch và tao nhã của tạo hóa. Phải chăng, đó cũng chính là lý do mà Trần Nhân Tông đã chọn nơi đây để tu hành và lấy tên "rừng Trúc", tức Trúc Lâm, để đặt tên cho dòng Thiền do ông sáng lập.